Kỹ thuật trồng cây đinh lăng
Đinh lăng là loại cây chịu hạn tương đối, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình.Làm đất trồng Đinh lăng
Khi trồng đại trà, diện rộng phải cày bừa làm đất tơi, lên luống cao 20-25 cm, rộng 50 cm. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hố sâu 20 cm, đường kính hố 40 cm. Thời vụ, mật độ trồng Đinh lăng trồng bằng cách giâm cành. Có thể trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là giữa mùa Xuân.
Thời vụ
Nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4 hàng năm. Vào mùa hè cần phải giâm hom giống vào bầu đất 60-75 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Khoảng cách trồng: 40 x 50 cm hoặc 50 x 50 cm. Mật độ 40.000 đến 50.000 cây/ha. Phân bón và kỹ thuật bón phân Bón lót: mỗi hecta bón lót 10-15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK, bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát vào hom giống sẽ làm chết hom.
Bón thúc
Năm đầu vào tháng 6 sau trồng, bón thúc 100 kg urê mỗi hecta, bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 5-6 tấn/ha và 250-300 kg NPK + 100 kg kali. Bón thúc vào mùa thu, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau. Hom Đinh lăng lá nhỏ Hom Đinh lăng lá nhỏ Kỹ thuật trồng Đặt hom giống cách nhau 40-50 cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 50 kg và 200 kg phân NPK mỗi hecta.
Lưu ý: không được bỏ phân sát hom giống, sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5-7 cm. Trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng xong, nếu đất khô phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
Cách trồng
Kết hợp làm cảnh và thu hoạch dược liệu
Có thể trồng từng hố hoặc từng hàng thẳng tắp hoặc theo hình dáng tuỳ thích, ví dụ: như hình thoi, vòng tròn, vòng ô voan…
Trồng từng hố:
đào hố có đường kính 1 mét, sâu 35-40 cm. Lót đáy hố bằng miếng PE hay ny-lon cũ, để rễ cây tập trung trong hố, khi thu hoạch sẽ lấy gọn cả bộ rễ một cách dễ dàng. Trộn đất với 10 kg phân chuồng hoai mục cho đầy hố, lấp đất xuống rồi trồng cây đã ươm vào, ba cây một hố theo hình tam giác đều, cây cách cây 40-50 cm. Tưới nước và ấn nhẹ đất xung quanh gốc, rồi vun đất tạo thành vồng có rãnh thoát nước xung quanh. Nếu có bèo tây ủ vào gốc để giữ ẩm là tốt nhất.
Trồng theo hàng thẳng hoặc tạo hình dáng:
Đào băng rộng 40cm, sâu 35-40 cm, rồi lót ny-lon cũ hoặc PE cũ xuống đáy và trồng cây như trên, không đặt cây theo hình tam giác đều mà chỉnh theo hàng thẳng hoặc hình dáng định trồng.
Trồng trên diện tích lớn:
Làm luống rộng 60 cm, cao 35-40 cm, đào hố thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 40-50 cm. Cho phân hoai mục xuống, lấp lớp đất mỏng, đặt cây đã ươm vào trồng. Tưới nước rồi ấn nhẹ đất quanh gốc. Nếu trồng trên đất dốc phải làm luống theo đường đồng mức để tránh trôi phân, thuốc, thoát nước quá nhanh sau khi mưa. Chăm sóc và quản lý vùng trồng cây Cây Đinh lăng quanh năm, chịu được hạn, rất ít sâu bệnh. Không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được. Năm đầu vào tháng 6 sau trồng, bón thúc 100 kg urê/hecta bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, bón thêm mỗi hecta bón phân chuồng 2.5 -> 3 tấn phân chuồng và 150 kg NPK + 40kg kali. Làm cỏ kịp thời. Bón thúc vào mùa thu, vun đất hoặc dùng rơm rạ phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau. Trồng từ 3 năm trở lên mới cho thu hoạch.
Quản lý vùng trồng:
Kiểm tra thường xuyên tình trạng vùng trồng, dụng cụ phun thuốc và các bao gói, vệ sinh dụng cụ và sử lý nước thải khi vệ sinh dụng cụ phun thuốc, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.
Phòng trừ sâu bệnh gây hại
Cây Đinh Lăng phát triển quanh năm, chịu được hạn và ít bị sâu bệnh hại. Giai đoạn đầu mới trồng thường bị sâu xám cắt lá mầm và ăn vỏ thân, giai đoạn cây phát triển mạnh ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ gây hại. Trong giai đoạn đầu cần chú ý phòng trừ kịp thời tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Có thể dùng một số loại thuốc phòng trừ sâu xám và các loại sâu phá hoại khác như sau:
– Dùng 1 loại thuốc TP-Pentin 18EC; Basudin 50EC; Shecpain 36EC; Gottoc 250EC.
– Phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC; Sevin 40% + Sherpa 25EC; Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS …
Dùng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt, bột như: Basudin 10H; Vibasu 10G; Furadan 3G; Regent 3G… trộn một phần thuốc với 10 phần đất dạng bột khô rắc vào quanh gốc cây khi trồng có tác dụng phòng trừ sâu xám rất tốt.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Quý khách có nhu cầu cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nông Nghiệp An Khang
0394.945.724
KCN Khai Sơn – Thuận Thành Bắc Ninh
vukhanhmun@gmail.com
Bán Xốp Bọc Ổi miền Bắc
Zalo:0394945724