Kỹ thuật trồng cây lạc
Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến. Cây lạc hay đậu phộng là giống cây có thể trồng để cải tạo đất, chống xói mòn nên được bà con nông dân ưa chuộng canh tác tại ruộng. Với kỹ thuật trồng cây lạc dưới đây sẽ giúp bà con nông dân nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc tốt để cho năng suất cao.
– Thời vụ gieo trồng: Đậu phộng (lạc) thu đông có thể gieo trồng từ 15/8 – 30/9, tốt nhất từ 15/8 – 10/9.
– Chọn đất: Chọn đất cát pha thịt nhẹ chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước. Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, tỷ lệ hạt đất có đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm trên 70%, lên luống rộng 90cm, cao 15cm, rãnh rộng 25cm.
– Nếu đất ướt có thể áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu.
Phân bón và phương pháp bón phân
– Liều lượng phân bón (tính cho 1000m vuông đất)
– Phân hữu cơ sinh học: 500 – 1000 kg
– Phân lân super: 15 – 20kg
– Đạm urê: 2,5 – 3kg.
– Kali clorua: 4 – 5kg
– Vôi bột: 20kg
Phương pháp bón phân:
- Nếu không dùng công nghệ che phủ nilon có thể bón như sau:
- lót : 100% HG 01 + 100% lân + 50% đạm vào các hàng đã rạch.
- Bón thúc lần 1: Lúc cây lạc được 2 –3 lá thật bón 50% lượng đạm kết hợp với xới phá váng tạo điều kiện cho vi sinh vật nốt sần hoạt động.
- Bón thúc lần 2: Khi cây lạc được 6 – 7 lá thật, bón toàn bộ lượng kali.
- Bón thúc lần 3: Khi cây tắt hoa, bón 50% lượng vôi còn lại, kết hợp với vun cao luống chống đổ và tạo đất tơi xốp, thuận lợi cho cây lạc đâm tia, làm củ.
- Mật độ, khoảng cách và phương pháp gieo hạt
- Mật độ trung bình từ 34 – 36 cây/m2. Khoảng cách thích hợp từ 18 – 20cm x 30cm. Tiến hành rạch 3 hàng dọc theo luống ở độ sâu 3 – 4cm rồi gieo hạt, gieo 2 hạt/hốc theo khoảng cách như trên. Nếu áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu phải sử dụng đất mượn bằng cách trộn phân chuồng (đã được ủ với lân) với trấu và đất bột hoặc đất hun để phủ lên trên hạt sau khi gieo (gieo hốc với khoảng cách như trên). Nếu dùng công nghệ che phủ nilon thì gieo hạt là công việc cuối cùng.
Công nghệ che phủ nilon
- Phủ nilon cho lạc vụ thu đông vừa giữ được ẩm độ, nhiệt độ, hạn chế cỏ dại, hạn chế chuột hại và làm tăng năng suất lạc từ 15 – 30%.
- Sau khi bón lót xong dùng thuốc trừ cỏ Ronsta phun ướt đều trên ruộng, dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 mép luống về phía rãnh, phủ nilon phẳng và kín đều trên mặt luống, vét đất ở rãnh áp nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon. Dùng dụng cụ đục lỗ (ống bơ sữa bò được cắt hình răng cưa) đục các lỗ theo khoảng cách ở trên. Hạt được gieo trực tiếp vào các lỗ ở độ sâu 3 – 4cm.
Một số biện pháp kỹ thuật khác
– Lạc cần được phơi lại trên nong, nia, dưới nắng nhẹ 2 ngày trước khi gieo (phơi cả củ).
– Chọn những hạt tốt để gieo, hạt cần được ngâm nảy mầm trước khi gieo…
– Phun Boocdo 1%, Zinep 0,3%, Danconil 0,2% khi thấy có biểu hiện của bệnh gỉ sắt, đốm lá.
– Phun Padan 95SP, Opatox, Beettox khi thấy lạc bị sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, bọ phấn hay rệp muội gây hại.
Thu hoạch:
- Thu hoạch lạc khi có từ 80 – 90% số củ già. Sau khi thu hoạch cần gom nilon lại một chỗ và đốt, tránh ô nhiễm môi trường .
- Vôi bột chia làm 2 lần bón, lần thứ nhất bón 50% trước khi bừa phẳng, lần 2 bón 50% lúc cây tắt hoa. Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống sâu 10cm, bón lót toàn bộ các loại phân trên vào các hàng đã rạch và san phẳng mặt luống (nếu dùng công nghệ che phủ nilon)
Quý khách có nhu cầu cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nông Nghiệp An Khang
0394.945.724
KCN Khai Sơn – Thuận Thành Bắc Ninh
vukhanhmun@gmail.com
Bán Xốp Bọc Ổi miền Bắc
Zalo:0394945724