Cách trồng cây sầu riêng đúng kỹ thuật đạt năng suất tối đa
Ngoài việc lựa chọn những giống cây thích hợp thì việc đảm bảo các cách trồng sầu riêng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố hàng đầu giúp cây sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng sầu riêng Dona đúng tiêu chuẩn.
Khoảng cách trồng sầu riêng.
+ Là một trong những loại cây ăn quả nhiệt đới ưa sáng với thân gỗ mọc thẳng và có bộ tán rộng, chính vì vậy sầu riêng luôn cần được trồng thưa để có thể phát triển hết bộ tán của mình. Những cây sầu riêng được trồng thưa mới có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh được.
+ Khoảng cách trồng sầu riêng thích hợp là từ 8 đến 12m/cây. Mật độ trồng khoảng 120 cây/ha.
+ Trong một vườn sầu riêng bà con có thể chọn lựa nhiều giống khác nhau để kết hợp bởi sầu riêng là cây thụ phấn chéo, việc chọn nhiều loại giống có thời điểm nở hoa khác nhau sẽ giúp cây thụ phấn được nhiều hơn và tăng cao được năng suất. Bà con có thể chọn 1 loại giống chủ lực và kết hợp thêm 1 hàng giống khác để tăng thêm hiệu quả.
Chuẩn bị đất trồng sầu riêng.
+ Tùy vào vùng đất trồng cây sầu riêng bà con sẽ thiết kế mật độ và chuẩn bị đất trồng. Khi trồng bà con có thể áp dụng cách đào hố thông thường hoặc thiết kế đắp ụ đất trên cây để hạn chế ngập úng và dễ dàng áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau.Hố trồng sầu riêng thường thiết kế với kích thước 60x60x60 cm. Vùng đất trồng cây cần được làm tơi xốp, bón thêm 1 kg phân chuồng hoai, 50g phân NPK 16:16:8 hoặc 20:15:15 để tăng thêm chất dinh dưỡng.
+ Bà con cần chủ động đào hố và trộn đều phần phần chuồng và ủ hoai trước ngày trồng từ 10 đến 15 ngày.
Nếu thiết kế trồng theo phương pháp đắp ụ thì bà con cần chú ý bồi ụ thật kỹ lưỡng để hạn chế sạt lở đất và khiến cây ảnh hưởng đến bộ rễ trồng của cây. Những vùng có đất thấp nên chú ý tạo xẻ liếp và đào mương để giúp cây thoát nước và nâng cao tầng canh tác
Trồng cây chắn gió.
– Cây sầu riêng có bộ tán rộng và thân cao to nhưng khi còn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản bộ rễ của cây chưa thể ăn sâu trong đất nên nếu không có những cây chắn gió thì cây sầu riêng dễ bị gãy cành.
– Bà con nên trồng thêm các loại cây chắn gió có độ cao hợp lý để hạn chế ngã đổ và bảo vệ cây con tốt hơn.
Đặt cây con.
+ Sau khi chuẩn bị hố trồng bà con cần chọn những cây giống có đầy đủ tiêu chuẩn xuất vườn để đưa ra trồng.
+ Trước khi trồng cần tạo ra một hố nhỏ giữa hố trồng đã trộn phân, hố trồng nhỏ này có kích thước tương đương với bầu đất của cây giống. Thường thì bầu cây sâu khoảng 25 -30 cm và có chiều rộng là 15 đến 20 cm.
+ Dùng tay bóp chặt bầu rồi tiến hành cắt phần đáy bầu sau đó rạch phần thân túi bầu, chú ý rạch nhẹ nhàng để túi bầu không bị vỡ, khi rạch cần chú xem cây giống có bị cong rễ hoặc xoắn rễ không để thay thế những cây có bộ rễ thẳng và khỏe mạnh.
+ Đưa cây xuống hố rồi tự từ lấp đất lại, bà con cần chú ý lấp đất và nén chặt phần đất xung quanh bầu nhưng không nén chặt vào phần gốc cây. Lấp đất ngang với mặt bầu rồi tưới nước cho cây.
+ Để hạn chế gãy đổ và giúp cây ổn định hơn bà con có thể sử dụng cọc cắm chéo 60 độ so với mặt đất rồi cố định cây vào cọc để giúp cây không bị gãy đổ,
+ Sau khi trồng bà con chủ động sử dụng các vật liệu có sẵn như cây ngô, đậu để che bớt phần ánh sáng trực tiếp để tránh cây bị sốc nhiệt. Nên che khoảng 30% để cây quen dần với ánh sáng trực tiếp rồi mới tách ra.
Trồng cây che phủ đất.
+Trong giai đoạn mới trồng cây sầu riêng rất nhỏ mà khoảng cách giữa các cây sầu riêng lại rất thưa nên bà con có thể chủ động trồng thêm một số loại cây như bắp, đậu, …. Để tăng thêm thu nhập, tránh lãng phí đất và hạn chế đất bị xói mọn trong mùa mưa. Việc trồng xen che phủ đất cũng giúp hạn chế cỏ dại mọc và tạo ra vùng tiểu khí hậu thích hợp để cây sầu riêng phát triển tốt hơn.
+ Tuy nhiên trong quá trình trồng bà con không nên trồng xen đu đủ và ca cao vào vườn sầu riêng vì hai giống cây này là ký chủ của nấm phytọphthora spp. Đây là loại nấm bệnh gây ra bệnh thối rễ, thối gốc chảy nhựa và thối trái sầu riêng nên bà con cần chú ý.