CÁCH TRỒNG CÂY GẤC ĐƠN GIẢN – HIỆU QUẢ

Từ trước tới nay, cây gấc được trồng ở nhiều nơi do kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Cách trồng gấc cũng khá đơn giản, phù hợp với nhiều hộ nông dân.

Loài cây có lợi nhuận kinh tế

Gấc (tên khoa học là Momordica cochinesis) thuộc loài thân thảo dây leo thuộc chi mướp, có kỹ thuật trồng cây rất dễ. Cây mọc khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15m. Thân dây có tiết diện góc, lá Gấc nhẵn thùy hình chân vịt phân ra từ 3 – 5 thùy. Đây là loại cây đơn tính khác gốc, hoa màu vàng nhạt, quả hình tròn sắc xanh. Khi chín quả có màu đỏ. Hạt Gấc màu nâu thẫm hình dẹt, có khía. Cây ra hoa từ mùa hè cho tới mùa thu, mùa đông quả chín.Mỗi năm, Gấc chỉ cho quả một lần.

Hiện nay, gấc đã được sử dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm, chiết xuất dầu gấc với thành phần vitamin A và E… Cây gấc bắt đầu có vị thế đặc biệt và trở thành cây xoá nghèo. Một kg gấc có giá thu mua từ 2 – 2,5 ngàn đồng, một gốc gấc sẽ cho thu hoạch 15- 20 quả trong điều kiện trồng vo, nếu trồng có chăm sóc, một gốc có thể cho thu về hàng tạ quả. Sau khi thu quả, người trồng cắt dây để lại gốc, đến vụ khác gấc lại bắn mầm, lên cây mới, cây vụ sau sẽ khoẻ hơn và cho năng suất cao hơn vụ trước.

cach-trong-cay-gac-don-gian-hieu-qua-1

Kỹ thuật trồng cây gấc

  • Thời vụ trồng cây bắt đầu từ tháng 2 dương lịch. Người trồn nên chọn những cây sai quả, quả to, chín đẹp làm cây lấy hom giống. Sau đó, người nông dân chọn tiếp dây gấc bánh tẻ cắt thành từng đoạn dài từ 30 – 40 cm (gọi là hom) mỗi hom phải chọn 2 – 3 đốt trở lên.
  • Gấc không kén đất nhưng để có năng suất cao, người dân cần đào hố trồng có mật độ 4 – 6 m/cây, sâu 40 – 60 cm cùng với 20 – 30 kg phân ải với đất mùn cho 1 hố. Việc bón lót có thể tiến hành với 0,5 – 0,6 kg super lân, 30 – 50 g Furadan 3H để ngừa sâu bọ phá hại dễ, bón vôi từ 300 g đến 1 kg vôi/hố. Vôi cần được trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân hữu cơ

Để thu về hiệu quả kinh tế cao, người trồng nên chú ý một số kỹ thuật trồng cây gấc cơ bản

  • Người trồng cần thiết kế giàn leo cho gấc thì gấc mới ra nhiều quả và đặc biệt khi leo ngang, quả sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, người nông dân cần tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió, bão làm đổ. Trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn, người dân nên trồng những cây để làm cọc như tre, vải, nhãn, xoài, hồng, bưởi… cùng với dây thép có khoảng không rộng 30 x 30 cm để có thể giữ giàn được từ 3 – 5 năm.

Kỹ thuật chăm sóc

  • Khi cây mọc dài khoảng 30 – 40 cm cần được bắt ngọn leo vào giàn, người trồng nên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn, thường xuyên kiểm tra các gốc, gốc nào có nhiều quả sau năm thứ nhất giữ lại. Vào cuối mùa hoa, việc cắt bớt các nhánh con không có hoa sẽ giúp cho việc nuôi quả to thuận lợi hơn. Người dân cần thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc từ 25 – 30 cm để kích thích rễ gốc phát triển.
  • Ngoài lượng bón lót, vào năm đầu của giữa mùa mưa, người trồng nên bón thúc thêm mỗi hố 30 – 50 g phân hỗn hợp NPK16-16-8 để cho cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái và trái to. Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng nên cần tưới đủ nước và thoát nước ở gốc cây cho tốt. Cây cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái, việc thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm cho hoa bị rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Độ ẩm tối đa cho trồng gấc là 70 – 80.
  • Ngoài các biện pháp chăm sóc phân bón, tưới đủ nước cho cây đã kể trên thì kỹ thuật phun một số chất kích thích tố trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1 – 2 lá cũng làm tăng số hoa cái trên cây. Các hóa chất thường dùng là NAA (Naphthalen Acetic Acid), cần được phun ở nồng độ 25 – 100 ppm (phần triệu).
  • Gấc là loại cây đơn tính (hiện chưa phát hiện thấy cây lưỡng tính) nên việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm… Để tăng năng suất, người dân cần tiến hành thụ phấn nhân tạo, đây là cách làm có hiệu quả. Người trồng chỉ cần dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên nhị của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.
  • Trong điều kiện thời tiết bình thường, sau khi hái trái gần xong vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch cây gấc đã rụng lá gần hết, người nông dân nên dùng dao hoặc kéo cắt dây gấc đi chừa lại một đoạn gốc dài từ 40 – 60 cm trên mặt đất, sau đó đào hố hình vành khăn rộng 20 cm, sâu 10 cm cách gốc 25 – 30 cm bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước để gốc tái sinh chồi mới. Mỗi năm, người trồng nên cắt dây một lần, cùng với việc chăm sóc tốt, chỉ sau 2 – 3 năm, gốc gấc to sẽ cho nhiều trái.
  • cach-trong-cay-gac-don-gian-hieu-qua-1

Cách phòng trừ sâu bệnh

  • Các loại sâu hại gấc: Hiện nay có một số loại sâu bệnh phá hoại cây gấc như bọ dừa, bọ cánh cứng cánh màu vàng, sâu xanh ăn phá hoại lá gấc. Cách phòng trừ là xịt các loại thuốc như Vibaau 50ND pha 25 cc/bình 8 lít và xịt đều trên lá.
  • Bệnh hại: Bệnh đốm lá (Downy Mildew) do nấm Pseudo – ronopora cubensis Rostow gây bệnh, lá gấc khi bị bệnh sẽ có hiện tượng mặt trên của lá có nhiều chấm vàng, mặt dưới có các chất xám sau đó lá sẽ chết héo. Dây gấc khi bị bệnh sẽ phát triển kém không cho trái hoặc cho ít trái, trái nhỏ, phẩm chất kém. Người trồng nên phòng trị bằng cách xịt dung dịch Benlate C.
  • Bệnh hoa lá: Khi bị gây bệnh, lá gấc sẽ bị đốm vàng, xoắn lại và làm cho lá bị còi cọc, không cho trái nhiều. Người dân có thể chữa bằng cách phun thuốc trị bọ dừa và rầy mềm truyền bệnh. Bệnh tuyến trùng (Nematode): Tuyến trùng Meloidogyne spp làm rễ, dây gấc bị tuyến trùng phá hoại nên còi cọc, kém phát triển, cho trái nhỏ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Quý khách có nhu cầu cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nông Nghiệp An Khang

0394.945.724

KCN Khai Sơn – Thuận Thành Bắc Ninh

vukhanhmun@gmail.com

Bán Xốp Bọc Ổi miền Bắc

Zalo:0394945724