CÁCH CHĂM SÓC MÍT THÁI RA QUẢ TO

Để cây Mít Thái chóng ra quả, cho năng suất cao, lâu bền và phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì khâu chăm sóc là vô cùng quan trọng. Để chăm sóc tốt thì người trồng không chỉ cần áp dụng những kỹ thuật đơn thuần mà còn phải biết vận dụng kinh nghiệm và sự nhạy bén của mình trong từng trường hợp cụ thể.

Cách bón phân cho cây Mít Thái

Bón phân

  • Đối với cây Mít Thái một năm tuổi thì mỗi tháng bón phân một lần bằng nước pha với phân chuồng hoai theo tỷ lệ là 1:3 – 5 (nghĩa là 1 phần phân pha với 3 đến 5 phần nước), tưới khoảng 10 – 15 lít/cây hoặc sử dụng phân đạm pha với nước với nồng độ là Ure 1% để tưới.
  • Cây tù 2 – 3 năm tuổi thì bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai, 0,5 – 1 kg lân và 0,3 – 0,5 kg kali.
  • Đối với cây từ 4 năm tuổi trở lên thì bón tăng dần lượng phân lên.
  • Cách bón: Xới thành rãnh xung quanh theo đường kính của tán cây, rắc phân lên rồi lấp đất, tưới nước. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít thái sẽ càng sai và chất lượng của quả càng ngon.
  • Tỉa quả, tạo tán cây Mít Thái
  • Tỉa bớt quả xấu, quả nhỏ, quả sâu bệnh và cả những quả bình thường (trong trường hợp cây quả sai quả) để đảm bảo mật độ quả phù hợp với từng cây.
  • Cần loại bỏ các cành già cỗi, cành sâu bệnh, cành mọc không đúng hướng. Việc tỉa cành cần tiến hành khi cây cao khoảng từ 1m trở lên, khi cây còn nhỏ thì tỉa cành tạo tán 2 – 3 lần/năm. Còn cây lớn thì mỗi năm tỉa một lần khi đã thu hoạch trái xong.
  • Cách tỉa cành: Cắt bỏ các cành nằm gần mặt đất, các cành mọc song song theo trục thân chính.
  • Cần lưu ý tỉa cành là một trong các biện pháp nhằm tăng năng suất và phòng chống sâu bệnh hiệu quả, chính vì vậy cần phải thực hiện việc này một cách nghiêm túc, khoa học và theo định kì.
  • Tưới tiêu nước cho cây Mít Thái
  • háng đầu sau khi trồng nếu thấy khô hạn thì phải tưới thường xuyên 2 – 3 ngày/lần. Sau đó có thể tưới 4 – 5 ngày/lần. Kể từ năm thứ 2 trở về sau tưới nước cho cây vào giai đoạn mới bón phân và vào những tháng quá khô hạn.
  • Mít Thái rất bị sợ úng nên vào mùa mưa lũ cần phải kiểm tra kênh mương, cống rãnh và có kế hoạch chống úng kịp thời.
  • Làm cỏ định kì
  • Định kỳ làm cỏ xung quanh các gốc cây. Cày xới và chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày cách gốc khoảng 0,4 m, năm thứ 2 cách 0,6 m.
  • Còn các khu vực ở vùng cao thì vào đầu và giữa mùa mưa nên cày ngang so với triền dốc, để giúp hạn chế nước mưa cuốn trôi đất. Vào cuối mùa mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất lại.
  • Từ năm thứ 3 chỉ cần làm cỏ xung quanh gốc hoặc cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Ngoài ra cũng nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên được vùng tiểu khí hậu ổn định và giúp che chắn được bề mặt đất.

  • Phòng trừ sâu bệnh
    Sâu hại chính: Ngoài các loại như rệp sáp, ruồi đục quả, rầy mền, sâu đục thân.. thì ở Mít Thái còn có sâu đục quả và ấu trùng đục lỗ tiếp giáp giữa quả với nhau. Với những loại sâu hại này thì cần phun các loại thuốc như Trêbon, Shespa 25EC… và nếu có điều kiện thì nên bao quả.
    Bệnh hại:
    – Bệnh nấm hồng trên thân cành thì phun thuốc booc đô.
  • – Bệnh thối hoa và thối mền trên quả do nấm thì phun Daconit 500EC 0,3%.
    – Bệnh đỏ thì phun thuốc diệt nhện đỏ hoặc phun thuốc trừ sâu vi sinh tổng hợp.
    – Hy vọng những phương pháp nêu trên sẽ giúp được bạn trong việc chăm sóc hiệu quả cho cây MítThái ra quả to

MỌI THÔNG TIN  LIÊN HỆ

Quý khách có nhu cầu cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nông Nghiệp An Khang

0394.945.724

KCN Khai Sơn – Thuận Thành Bắc Ninh

vukhanhmun@gmail.com

Bán Xốp Bọc Ổi miền Bắc

Zalo:0394945724