Quy Trình kỹ Thuật Và Cách Chăm Sóc Cây Mit Như Thế Nào

Mít là loại cây ăn quả khá phổ biến ở nước ta với mùi thơm đặc trưng và độ ngon ngọt tự nhiên. Đặc biệt dễ trồng, thích nghi tốt và cho hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng mít ngày càng được phát triển mở rộng.
Vài năm trở lại đây, người dân còn trồng rất nhiều để chuyên kinh doanh bởi mít không chỉ có những ưu điểm trên, mà nó còn có năng suất và giá trị kinh tế hơn so với loại quả khác. Để có được năng suất và chất lượng mít tốt nhất người trồng cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít dưới đây cũng như các phòng trừ sâu bệnh hại cho cây để có được một vườn mít ưng ý nhất.

Phương pháp nhân giống

Có nhiều phương pháp nhân giống dành cho mít để người trồng lựa chọn như: Nhân giống bằng hạt, giâm cành, ghép cây, chiết cành hay là phương pháp nuôi cấy mô mít. Trước kia thường trồng mít theo phương pháp truyền thống là nhân giống bằng hạt vì phương pháp này rất dễ làm. Nhưng hiện nay phương pháp nhân giống bằng hạt không được áp dụng đối với những người trồng mít để kinh doanh vì nó chậm ra quả và dễ bị phân li. Hiện nay phương pháp nhân giống được ưa chuộng nhất là trồng bằng cây chiết, cây ghép. Ưu điểm của phương pháp này là cây nhanh ra quả và kế thừa những đặc tính tốt của cây mít mẹ.

1. Giống

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống mít, tuy nhiên các giống được trồng phổ biến và cho hiệu quả kinh tế cao như: mít Giai đường, mít Mật, mít Tố nữ, mít Thái siêu sớm, mít Ruột đỏ, mít không hạt, mít Thái Viên Linh….

2. Đất đai thổ nhưỡng

Bộ rễ của cây mít rất quan trọng, tuy có thể trồng mít ở nhiều loại đất khác nhau nhưng cây không chịu được úng, do đó ở đồng bằng sông Hồng, nếu trồng mít cần phải lên líp cao, tạo rãnh thoát nước tránh bị ngập úng khi có mưa. Ở những vùng chuyển đổi, đất trồng mít thường dùng máy múc gạt lớp đất canh tác tạo thành các luống để trồng mít, phần trũng tạo rãnh thoát nước.

3. Thời vụ trồng:

Có thể trồng quanh năm, nhưng thời tiết thích hợp nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu (tháng 2 – 4 và tháng 8 – 10), thời điểm này cây bén rễ nhanh, tỉ lệ sống cao và phát triển tốt.

4. Mật độ trồng

Tán mít không quá to nên bà con trồng với mật độ 200-300 cây/ha (hàng cách hàng 5 – 7m; cây cách cây 5 – 6m). Nếu trồng dày cần phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán để đảm bảo vườn thông thoáng từ đó tăng năng suất vườn mít.

5. Cách trồng

Đào hố rộng 50cm, sâu 50cm, xới tơi đất, bón phân hữu cơ hoai mục và phân NKP, nên đào hố trước khi trồng 10 – 20 ngày. Đối với những vùng chuyển đổi từ đất lúa sang trồng mít, không đào hố sâu mà cần dùng máy múc, gạt tầng đất phía trên măt tạo luống (líp) sau đó mới đào hố trồng ở trên luống, như thế rễ mít sẽ không ăn trực tiếp xuống lớp đất chua phèn, mít sẽ phát triển tốt và bền cây.

Nhẹ nhàng xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn sau đó lấp đất trồng ngang mặt bầu; sau trồng cần tưới ngay để cây nhanh bén rễ. Nếu trồng mùa thu, trời nắng, khô có thể dùng rơm rạ hoặc bèo tây tủ quanh gốc. Lưu ý, cần tưới thường xuyên cho cây sau khi trồng.

7. Chăm sóc

– Rễ mít mọc nổi nên chú ý không cuốc sâu xung quanh gốc cây làm tổn thương bộ rễ dẫn đến múi mít nhỏ và dễ bị sượng.

– Bón phân cho cây: Phân bón rất quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của cây trồng. Nên sử dụng phân NPK loại 13:13:13+TE hoặc 16:16:8,… để bón cho cây. Đối với cây mít thường bón ở các thời điểm sau:

Sau khi trồng 2 – 3 tháng, khi cây đã phát triển ổn định, có thể sử dụng phân NPK pha loãng tưới bổ sung dinh dưỡng cho cây, cứ 1 tháng tưới hoặc bón phân 1 lần. Đối với các giống mít Thái, thường cho quả sau trồng 1 – 2 năm nên cần bổ sung dinh dưỡng để cây phát triển tốt, tạo bộ tán để nuôi quả sau này.

Trước khi cây ra hoa cần bón 0,5kg NPK cho mỗi gốc cây, bón cách xa gốc 40-50 cm.

Trước khi thu hoạch quả 1 tháng: Bón 0,3 – 0,5kg phân NPK giúp quả mau lớn, cứng cáp không bị thối rụng, có thể tưới bổ sung Kali cho cây để tăng mẫu mã và độ ngọt cho quả.

Lưu ý: Khi cây đã cho thu hoạch ổn định thì bón phân định kỳ như sau:

Sau khi thu hoạch xong (tháng 7), khi cây ra hoa và khi cây đậu quả được 1 tháng, bón 5kg phân chuồng hoai mục kết hợp với 1 – 2kg phân NPK cho một gốc cây; bón cách gốc 50 – 70cm. Có thể kết hợp dùng Kaliclorua pha loãng tưới bổ sung cho cây khi quả đậu được 1 tháng.

– Tỉa cành, tạo tán cho cây

Loại bỏ các cành cành nhỏ, cành sát mặt đất, các cành mọc không đúng hướng và các cành sâu bệnh. Cần giữ lại các cành cành cấp 1, các cành này cách gốc cây khoảng 45cm, mọc theo các hướng khác nhau, khoảng cách giữa cành trên và cành dưới là 45cm, chỉ để 4 hoặc 5 cành cấp 1. Những cành cấp 2 cũng không nên để nhiều, cần phải tỉa bớt tránh tình trạng để quá dày cây nhiều sâu bệnh hại. Thường tỉa cành tháng 7, tháng 8 sau khi thu hoạch xong.

MỌI THÔNG TIN  LIÊN HỆ

Quý khách có nhu cầu cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nông Nghiệp An Khang

0394.945.724

KCN Khai Sơn – Thuận Thành Bắc Ninh

vukhanhmun@gmail.com

Bán Xốp Bọc Ổi miền Bắc

Zalo:0394945724